
ĐIỆN MẶT TRỜI VỪA DÙNG VỪA BÁN
Call Us Now: 0972 706 794
Thông tư 16 của Bộ Công thương ban hành về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mặt trời đã chính thức có hiệu lực ngày 26.10.2017. Qua đó người dân có thể bán điện mặt trời giá $US 9.35cent/kWh (2086 đồng/kWh) trong 20 năm cho Điện lực.
54 Nguyễn Văn Thành, phường Định Hoà,Tp Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
0972 706 794 - 0944 255 222
HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CHO DOANH NGHIỆP
Kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam đang đứng trước sức ép về nhu cầu năng lượng. Tuy đang sử dụng các nguồn tài nguyên truyền thống như than, thủy điện và khí để sản xuất điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhưng về lâu dài, Việt Nam đang phải hướng tới xây dựng cơ cấu năng lượng cân bằng thông qua phát triển năng lượng tái tạo, trong đó, năng lượng mặt trời đang có lợi thế khi giá bán thiết bị công nghệ giảm mạnh và xu hướng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo đang mở rộng trên thế giới.
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng điện mặt trời rất lớn, tương đương với các nước trong khu vực có thị trường năng lượng mặt trời phát triển như, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines hay những thị trường truyền thống như: Ý và Tây Ban Nha. Cụ thể, tổng số giờ nắng của Việt Nam khoảng 1.600 - 2.700 giờ/năm và bức xạ mặt trời bình quân hàng năm đạt khoảng 4 - 5 kWh/m2/ngày.
Tháng 4/2017, Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ- TTg về phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó, quy định, giá mua điện là 9.35 UScent/kWh. Đến tháng 9/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 16/2017/TT-BCT hướng dẫn chi tiết các quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Việc ban hành giá mua điện mới và Hợp đồng mua bán điện mẫu đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút đầu tư tư nhân vào thị trường điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Với chính sách hỗ trợ, thị trường điện mặt trời tại Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tích cực xây dựng kế hoạch phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Bước tiếp theo là lựa chọn công nghệ phù hợp để hiện thực hóa các dự án đó.
Hiện nay, trung bình cứ 7-8m2 diện tích sẽ lắp được một đơn vị công suất điện mặt trời là 1 kWp (kilo watt peak), có mức đầu tư từ 1.000 – 1.300$/kWp (thấp hơn nếu quy mô lên đến vài MWp) cho một hệ thống đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo độ bền 25 – 30 năm, với toàn bộ chi phí trọn gói từ khảo sát, thiết kế đến thi công hoàn chỉnh. Việc áp dụng điện mặt trời có thể giúp doanh nghiệp giảm được từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng tiền điện mỗi năm.
Tại các văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị... là những địa điểm có diện tích mái cỡ trung bình, giải pháp phù hợp là lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới. Lượng điện tiêu thụ ban ngày tại đây thường rất lớn, đặc biệt là điện tiêu thụ cho hệ thống điều hoà. Với một mái tòa nhà có diện tích khoảng 400m2 – 4.000m2 sẽ lắp được khoảng 50 - 500 kWp, tương đương sản xuất được khoảng 75.000 – 750.000 kWh điện mỗi năm. Giá điện kinh doanh hiện nay vào ban ngày có thể lên đến hơn 4.000 đồng/kWh nên thời gian hoàn vốn là ngắn nhất trong tất cả các đối tượng sử dụng điện mặt trời, rất lý tưởng để doanh nghiệp đầu tư. Còn các nhà máy, xưởng sản xuất có diện tích rất lớn nên tuỳ vào lượng điện tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể quyết định mức công suất đầu tư, thông thường từ vài trăm kWp đến vài MWp, cung cấp cho doanh nghiệp 150.000 kWh đến vài triệu kWh điện mỗi năm. Hiện nay, do giá điện cho nhà máy là giá điện sản xuất được ưu đãi (gần 2.000 đồng/kWh vào ban ngày) nên thời gian hoàn vốn tăng lên 1, 2 năm so với đối tượng sử dụng điện kinh doanh; tuy nhiên vẫn trong giới hạn hợp lý khi xét đến tính chất đầu tư lâu dài của việc sản xuất và tuổi thọ 25 – 30 năm của hệ thống điện mặt trời.
Ngoài lắp đặt hệ thống hòa lưới giúp giảm tiền điện, các nhà máy, xưởng sản xuất còn có thể ứng dụng điện mặt trời cho hệ thống đèn trong khuôn viên nhà máy. Bên cạnh việc không phải lắp đặt cáp ngầm như với các trụ đèn sử dụng điện lưới thông thường, hệ thống đèn năng lượng mặt trời còn tuyệt đối an toàn vì sử dụng điện một chiều áp thấp, và đặc biệt vẫn hoạt động kể cả khi có sự cố điện lưới, đảm bảo chiếu sáng và an ninh cho nhà máy.
Xu hướng sử dụng điện mặt trời tuy còn khá mới lạ tại Việt Nam, nhưng với những lợi ích về kinh tế và môi trường mà loại hình năng lượng này mang lại hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CHO DOANH NGHIỆP
Trước khi đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích và nhu cầu của mình và chọn công suất và công nghệ điện mặt trời phù hợp với nhu cầu của mình. Để đạt được hiệu quả đầu tư tốt nhất đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Bước 1: Xác định nhu cầu và tiềm năng
Khi chúng tôi nhận được yêu cầu từ doanh nghiệp của bạn, chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm chuyên nghiệp với các thông tin địa lý và khí tượng từ cơ quan vũ trụ thế giới NASA để kiểm tra vị trí dự án và các thông tin liên quan để đánh giá tính khả thi triển khai dự án của bạn.
Một số thông tin bạn phải cung câp cho chung tôi trong giai đoạn này là:
-
Ngân sách dự kiến đầu tư của doanh nghiệp
-
Hiện trạng sử dụng điện tại doanh nghiệp
-
Vị trí dự định triển khai lắp đặt
-
Lý do đầu tư
Bước 2: Khảo sát vị trí lắp đặt và thiết kế hệ thống
Việc khảo sát vị trí lắp đặt thực thể sẽ giúp các kỹ sư thiết kết đánh giá hiện trạng vị trí lắp đặt như:
-
Xác định vị trí mái nhà của bạn để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời đạt được hiệu quả tốt nhất;
-
Đánh giá tình trạng mái nhà, kết cấu xây dựng, các vấn đề về bóng che, v.v...
-
Xác định vị trí đặt bộ chuyển đổi Inverter và phát thảo sơ bộ phương án đấu nối,
-
Đánh giá các nguy cơ cản trở có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Với đội ngũ chuyên gia giau kinh nghiệm chúng tôi sẽ thực hiện bảng thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời theo yêu cầu của doanh nghiệp và tối ưu các phương án. Kết quả thiết kế sẽ trình bày đến bạn các phân tích sau:
-
Công suất hệ thống điện mặt trời tối ưu đem lại hiệu quả nhất,
-
Phương án lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tối ưu,
-
đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án về mặt kinh tế và môi trường,
-
Mô phỏng dự án trên mô hình 3D,
-
Lập tiến độ thực hiện dự án....
Bước 3: Triển khai dự án
Quá trình triển khai dự án, bao gồm cả việc cung cấp thiết bị và lắp đặt phụ thuộc vào thoả thuận riêng cho từng dự án và sẽ được thỏa thuận trước với doanh nghiệp trong kế hoạch triển khai dự án. Thời gian để lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ phức tạp của từng dự án dự án. Một hệ thống 250 kWp tiêu chuẩn thường sẽ mất khoảng 4-6 tuần để hoàn thành.
Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao vận hành
Toàn bộ các tài liệu và tổ chức đào tạo về cách vận hành hệ thống sẽ được thực hiện trước khi bàn giao cho doanh nghiệp. Chúng tôi cũng sẽ giúp bạn hoàn thành mọi nhiệm vụ còn lại bao gồm đăng ký hệ thống điện năng lượng mặt trời của doanh nghiệp để đủ điều kiện nhận thanh toán ưu đãi từ Điện lực.